Một số lỗi thường gặp khi làm hồ sơ đăng kí Giấy đi đường mẫu 3D

Siết chặt chỉ thị 16 đối với thành phố Hồ Chí Minh

Hiện nay, do sự phức tạp của dịch bệnh Covid-19 thì UBND Thành phố Hồ Chí Minh quyết định đưa ra những biện pháp thắt chặt hơn nhằm quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh trước ngày 15 tháng 9. Cụ thể là, chiều 21-8, nhằm tăng cường siết chặt hơn nữa lưu lượng giao thông trên đường trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chị thị 16, UBND TP HCM đã có công văn khẩn gửi Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện; các doanh nghiệp trên địa bàn TP tăng cường kiểm soát các nhóm đối tượng được phép lưu thông. Và chi phép một số đối tượng được phép lưu thông khi có giấy đi đường.

Theo đó, UBND TP HCM chỉ đạo từ 0 giờ ngày 23-8 đến ngày 6-9, tất cả các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp của TP, Trung ương đóng trên địa bàn TP triển khai thực hiện phương án “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường 2 điểm đến” với tối đã ¼ tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị.

Các đối tượng được cấp giấy đi đường

Các đối tượng được cấp giấy đi đường, gồm:

– Thành viên của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh các cấp; lực lượng trực tiếp tham gia phòng, chống dịch; xử lý hạ tầng kỹ thuật.

– Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị: không quá 10% trên tổng số.

– Các trường hợp đặc biệt khác do thủ trưởng cơ quan tự chịu trách nhiệm cấp giấy và có báo cáo cho Công an TP HCM. Cụ thể:

1. Cán bộ, công chức viên chức, người lao động thuộc các cơ quan Đảng, Chính quyền, đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc.

2. Người làm việc tại các lĩnh vực thiết yếu về tài chính: ngân hàng, chứng khoán.

3. Người lao động tại các đơn vị thuộc ngành giao thông vận tải trên địa bàn TP.

4. Nhân viên giao hàng của hệ thống phân phối hoạt động trong địa bàn 1 quận/huyện từ 6-18 giờ; trừ TP Thủ Đức và các quận, huyện: 8, 12, Gò Vấp, Bình Tân, Bình Thạnh, Bình Chánh, Hóc Môn tạm dừng hoạt động.

5. Nhân viên giao hàng của đơn vị cung ứng lương thực thực phẩm, suất ăn, trang thiết bị, vật tư y tế phòng dịch: không giới hạn phạm vi và thời gian hoạt động.

6. Nhân viên phục vụ tại hệ thống phân phối, điện lực: không giới hạn phạm vi và thời gian hoạt động; riêng TP Thủ Đức và các quận, huyện: 8, 12, Gò Vấp, Bình Tân, Bình Thạnh, Bình Chánh, Hóc Môn thì thực hiện “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường 2 điểm đến”.

7. Nhân viên làm việc tại các ngành sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hoá, cửa hàng xăng dầu, gas: hoạt động từ 6-18 giờ, do Sở Công Thương quyết định số lượng và phạm vi hoạt động.

8. Người lao động tại các đơn vị thuộc ngành xây dựng trên địa bàn TP (cấp thoát nước, công viên, cây xanh, hạ tầng kỹ thuật….).

9. Các công ty bảo trì, sửa chữa, ứng cứu hệ thống hạ tầng trang thiết bị của các cơ quan, tòa nhà, chung cư.

10. Nhân viên y tế và lực lượng hỗ trợ y tế tham gia chống dịch bệnh Covid-19, người đi cách ly và đi cách ly về.

11. Công an, quân sự di chuyển thay ca làm việc tại các chốt, trạm kiểm soát dịch, tổ tuần tra và lực lượng phối hợp.

12. Quân sự di chuyển thay ca làm việc tại các chốt, trạm kiểm soát dịch, tổ tuần tra và lực lượng phối hợp.

13. Nhân viên làm nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động ngoại giao.

14. Nhân viên các cơ quan lãnh sự, ngoại giao đi thi hành nhiệm vụ đột xuất (có thời gian và đề xuất cụ thể).

15. Lực lượng hỗ trợ, cứu trực thuộc điều phối của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP HCM (bếp ăn, từ thiện, lực lượng thiện nguyện…).

16. Lực lượng cung ứng dịch vụ viễn thông, lực lượng báo chí.

17. Lực lượng cung ứng dịch vụ bưu chính nhà nước.

18. Dịch vụ công chứng.

19. Nhân viên vệ sinh môi trường, hoạt động tang lễ…

20. Các công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ.

21. Nhân viên khách sạn, nhà nghỉ phục vụ cách ly y tế và các lực lượng phòng chống dịch do cấp huyện, xã trưng dụng.

22. Người dân đi tiêm ngừa vắc-xin Covid-19 (cần có phiếu tiêm ngừa vaccine).

23. Tổ Covid-19 cộng đồng.

24. Cấp cứu, khám chữa bệnh định kỳ: không cấp giấy

25. Người dân vùng xanh đi chợ trên địa bàn theo quy định: thực hiện 1 lần/tuần.

26. Người đi chợ thay: xét nghiệm 1 lần/tuần và trang phục đồ bảo hộ.

27. Các cơ sở sản xuất thực phẩm (bánh mì, tàu hũ, bún, hủ tiếu…), cơ sở xuất ăn công nghiệp.

28. Các công ty bảo hiểm (chỉ thực hiện các hoạt động liên quan công tác giám định, lập hồ sơ bồi thường và giải quyết các quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng): Làm việc “3 tại chỗ”; chỉ cấp phát khi ra ngoài trụ sở để giải quyết sự vụ kèm theo hồ sơ và thu hồi ngay sau khi về cơ quan.

29. Nhân viên cơ sở lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ) phục vụ cách ly người nước ngoài, nhân viên y tế… do Sở Du lịch quản lý: làm việc “3 tại chỗ” và thu hồi ngay sau khi về cơ quan.

Một số lỗi thường gặp khi làm hồ sơ đăng kí giấy đi đường mẫu 3D (cho các Công ty logistics)

I. Lỗi hồ sơ:

1. Lỗi khai không đúng ở Mẫu 3D-1:
Cách xử lý: ghi đúng nội dung.
– Công ty thuộc đối tượng có Nhân viên làm việc tại các ngành sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, cửa hàng xăng dầu, gas (có Mã số đơn vị cấp là 3D) được quy định tại Phụ lục 1 công văn số 2796/UBND-VX ngày 21 tháng 8 năm 2021.
2/ Lỗi ở Mẫu 3D-2 do khai giống ví dụ của Sở Công Thương Tp.Hcm.
Cách xử lý, khai theo đúng thực tế công việc. Ví dụ:
– Nguyễn văn A.
Mục đích di chuyển: Giao nhận chứng từ XNK,Thủ tục thông quan.
Lộ trình di chuyển: Từ Nhà Q1 / Công ty (Quận 10) đến Cảng Cát Lái / Sân Bay.
– Nguyễn Thị B.
Mục đích di chuyển: Giao nhận hàng hóa XNK, Thủ tục thông quan, cấp giấy chứng nhận xuất xứ.
Lộ trình di chuyển: Từ Nhà Q3 / Công ty (Quận Tân bình) đến Cảng Cát Lái / cụm Cảng ICD Tp Thủ Đức…
—> có thể khai 2 nơi bắt đầu Nhà/Cty và nhiều nơi muốn đi.
3/ Lỗi khi lưu tên file:
Cách xử lý.
– Mẫu 3D-1 lưu tên file là Mẫu 3D-1 Cty TNHH Logistics …
– Mẫu 3D-2 lưu tên file là Mẫu 3D-2  Cty TNHH Logistics …
– Bill – Booking… – Cty TNHH Logistics…
– GPKD – Cty TNHH Logistics…
– Ngành nghề hoạt động – Cty TNHH Logistics
—> 5 file này xuất ra pdf gửi kèm mail cho Sở.

II. Các bước hoàn thiện hồ sơ, gửi Mail.

Tiêu đề mail, nên ghi: Cty TNHH Logistics… – MST: …..  – đăng ký giấy đi đường.
Nội dung mail:
Kính gửi Sở Công Thương Tp.Hcm,
Cty TNHH Logistics…, hoạt động trong lĩnh vực fwd – giao nhận hàng hóa xnk, có trụ sở chính tại… gửi tới Sở Công Thương Tp.Hcm bản đăng ký giấy đi đường.
—————–
Muốn đăng ký số lượng hơn 2 người, giải trình lý do ở file word Mẫu 3D-1 luôn. (cty có số lượng trên 100 nhân viên dễ giải trình hơn).
Các lý do: Cty có quy mô lớn, xử lý nhiều đơn hàng cùng lúc nên cần các bộ phận xnk đi kèm như nộp C/O ở BCT, VCCI, chứng từ thanh toán ngân hàng, đăng ký kiểm dịch động / thực vật, kiểm tra chất lượng nhà nước, dán talon cân trọng lượng hàng Air… các thủ tục này phải thực hiện thủ công bằng giấy nên cần nhân viên đi làm trực tiếp.
—> Chứng minh công ty lớn nêu rõ công ty thuộc nhóm VLA, WCA, IATA, FIATA…
—————–
Lưu ý:
– Không nên gọi điện thoại cho cán bộ Sở Công Thương Tp.Hcm, hãy nhắn tin. (ví dụ: Chị ơi, mail chị bị đầy rồi, cty Logistics – Mã số thuế…, không gửi hồ sơ được).
– Hiện tại SCT đang cấp cho cty hoạt động trong lĩnh vực Logistics.
– Ban đêm Sở Công Thương cũng duyệt cho doanh nghiệp
– DN sẽ nhận được mail với nội dung số thứ tự là xxx, đề nghị doanh nghiệp đến Sở Công Thương lấy bản chính thôi, không cần phải in ra hay đóng mộc gì hết, trước khi đến nhớ thực hiện 5K.
Link tải giấy đi đường mẫu 3D-1 (mẫu dành cho các công ty Logistics): giay-di-duong-mau-3D-1
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của Japanexpress nhé.
Rate this post