Thông tin về CO và những lưu ý của CO

co là gì

CO là gì? Giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc của hàng hóa (Certificate of origin – CO) là một chứng từ nằm trong Bộ chứng từ Xuất nhập khẩu hàng hóa, Chứng từ này giúp cho hàng hóa Xuất nhập khẩu được nhiều ưu đãi hơn (tùy thuộc vào mối quan hệ giữa hai nước mua bán) về thuế quan. Vậy CO là gì? tác dụng của CO? Ai có thẩm quyền cấp CO? Có mấy loại CO… Cùng tham khảo bài viết sau nhé

Giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc hàng hóa (CO) là gì?

Certificate of original – C/O là giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc hàng hóa do một quốc gia (nước xuất khẩu) cấp phát ra để xác nhận là hàng hóa do nước đó sản xuất ra và phân phối trên thị trường xuất khẩu theo quy tắc xuất xứ, nhằm tạo thuận lợi cho hàng hóa khi nhập khẩu vào một quốc gia khác (nước nhập khẩu) về mặt thuế quan.

Vai trò của CO

– Ưu đãi thuế quan: xác định được xuất xứ của hàng hóa khiến có thể phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia.
– Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá: Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi.
– Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch: Việc xác định xuất xứ khiến việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ dàng hơn. Trên cơ sở đó các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch – Xúc tiến thương mại.

Các mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ

Có khá nhiều loại C/O, tùy từng lô hàng cụ thể (loại hàng gì, đi/đến từ nước nào…) mà bạn sẽ xác định mình cần loại mẫu nào. Hiện phổ biến có những loại sau đây:

  • C/O mẫu A (Mẫu C/O ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam)
  • CO form B (Mẫu C/O không ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam)
  • C/O mẫu D (các nước trong khối ASEAN)
  • C/O mẫu E (ASEAN – Trung Quốc). Chi tiết về CO mẫu E tại đây.
  • C/O form EAV (Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á – Âu)
  • C/O mẫu AK (ASEAN – Hàn Quốc), mẫu KV (Việt Nam – Hàn Quốc)
  • C/O mẫu AJ (ASEAN – Nhật Bản)
  • C/O mẫu VJ (Việt nam – Nhật Bản)
  • C/O mẫu AI (ASEAN – Ấn Độ)
  • C/O mẫu AANZ (ASEAN – Australia – New Zealand)
  • C/O mẫu VC (Việt Nam – Chile)
  • C/O mẫu S (Việt Nam – Lào; Việt Nam – Campuchia)

Những ai có thể cấp phát CO

Nếu làm hàng xuất cần xin Giấy chứng nhận xuất xứ, bạn cũng cần biết đến cơ quan nào để làm thủ tục.

Hiện nay, Bộ công thương có quyền cấp C/O. Bộ này ủy quyền cho một số cơ quan, tổ chức đảm nhận công việc này. Mỗi cơ quan được cấp một số loại C/O nhất định:

  • VCCI: cấp C/O form A, B…
  • Các Phòng Quản lý XNK của Bộ Công thương: cấp C/O form D, E, AK …
  • Các Ban quản lý KCX-KCN được Bộ Công thương ủy quyền: cấp C/O form D, E, AK…

Trình tự các bước xin cấp CO

Các bước thực hiện trước khi đề nghị cấp C/O

– Bước 1: Kiểm tra xem sản phẩm có xuất xứ thuần túy theo quy định phù hợp hay không. Nếu không, chuyển sang bước 2;

– Bước 2: Xác định chính xác mã số HS của sản phẩm xuất khẩu (4 hoặc 6 số H.S đầu là cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa theo quy định);

– Bước 3: Xác định nước nhập khẩu hàng hóa mà quốc gia đó có FTA với Việt Nam/ASEAN và/hoặc cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan GSP hay không. Nếu có, chuyển sang bước 4;

– Bước 4: Kiểm tra xem sản phẩm xuất khẩu có thuộc danh mục các công đoạn chế biến đơn giản (không đầy đủ) hay không theo quy định phù hợp. Nếu có, sản phẩm đó sẽ không có xuất xứ theo quy định. Nếu không, chuyển tiếp sang bước 5.

– Bước 5: So sách thuế suất để chọn mẫu C/O (nếu có) để đề nghị cấp nhằm đảm bảo hàng hóa xuất khẩu được hưởng mức ưu đãi thuế nhập khẩu thấp nhất;

– Bước 6: Kiểm tra xem sản phẩm có đáp ứng quy định xuất xứ phù hợp hay không.

Thủ tục cấp C/O

– Bước 1: Đăng ký Hồ sơ thương nhân

  1. a) Khi nộp đơn đề nghị cấp C/O lần đầu tiên cho Tổ chức cấp C/O, Người đề nghị cấp C/O phải nộp những giấy tờ sau:

– Đăng ký mẫu chữ ký của Người được ủy quyền ký Đơn đề nghị cấp C/O và con dấu của thương nhân (Phụ lục I);

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân (bản sao có dấu sao y bản chính);

– Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (bản sao có dấu sao y bản chính);

– Danh mục các cơ sở sản xuất của thương nhân (Phụ lục II – nếu có).

  1. b) Mọi sự thay đổi trong Hồ sơ thương nhân phải được thông báo kịp thời cho Tổ chức cấp C/O nơi liên hệ để được cấp C/O. Hồ sơ thương nhân phải được cập nhập hai (02) năm một lần;
  2. c) Thương nhân đề nghị cấp C/O chỉ được xem xét giải quyết việc cấp C/O tại nơi đã đăng ký Hồ sơ thương nhân;
  3. d) Các trường hợp trước đây đã xin cấp C/O nhưng chưa đăng ký Hồ sơ thương nhân phải được thực hiện trong vòng ba (03) tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

– Bước 2: Cán bộ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ.

Cán bộ tiếp nhận sẽ kiểm tra và thông báo cho thương nhận một trong các trường hợp sau:

– Chấp nhận cấp C/O và thời gian thương nhân sẽ được cấp.

– Đề nghị bổ sung chứng từ (ghi rõ loại chứng từ còn thiếu).

– Đề nghị kiểm tra lại chứng từ (nêu cụ thể thông tin cần kiểm tra).

– Từ chối cấp C/O trong các trường hợp theo pháp luật quy định.

– Bước 3: Trả Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O).

TRÊN ĐÂY LÀ THÔNG TIN VỀ CO VÀ CÁC LOẠI CO, QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU BIẾT THÊM THÔNG TIN VÀ CHI TIẾT VỀ CÁC DỊCH VỤ VẬN TẢI CỦA CHÚNG TÔI VUI LÒNG LIÊN HỆ JAPANEXPRESS NHÉ.

 

 

Rate this post