Thông tin về các loại thư tín dụng

các loại thư tín dụng

Các loại  thư tín dụng L/C (letter of credit) trong thanh toán quốc tế phổ biến nhất. Hiện nay, có những loại L/C nào? Doanh nghiệp nên chọn hình thức thanh toán L/C nào trong mua bán và thanh toán quốc tế để đảm bảo quyền lợi của mình.? Cùng Japanexpress  tìm hiểu nhé!

Thư tín dụng là gì?

Thư tín dụng ( Letter of credit) là một văn bản cam kết dùng trong thanh toán, trong đó một ngân hàng (ngân hàng người nhập khẩu) theo yêu cầu của một khách hàng (người nhập khẩu) viết ra nhằm cam kết trả cho người thứ ba hoặc bất cứ người nào theo lệnh của người thứ ba một số tiền nhất định, trong một kỳ hạn nhất định với điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản ghi trong thư tín dụng.

Bản chất của thư tín dụng chứng từ

Trước tiên, tín dụng chứng từ (L/C) là một phương thức thanh toán liên quan đến việc xuất trình bộ chứng từ hợp lệ. Người bán sẽ được bảo đảm thanh toán nếu xuất trình tại ngân hàng bộ chứng từ phù hợp với quy định đề ra.Phương thức thanh toán bằng L/C cũng có thể được hiểu là một khoản tạm ứng mà ngân hàng dành cho nhà nhập khẩu hoặc nhà xuất khẩu.Từ tính chất của thư tín dụng này của thể suy ra:

Thứ nhất, chỉ có những tổ chức tín dụng mới có quyền thực hiện các giao dịch này.

Thứ hai, do có tính độc quyền của ngân hàng, giao dịch thanh toán này chỉ có thể được thực hiện thường xuyên bằng các tổ chức tín dụng.

Các loại của thư tín dụng

Thư tín dụng là loại phương thức thanh toán được sử dụng nhiều nhất trong thanh toán quốc tế.

Tuy nhiên, để phù hợp với từng tình huống hoàn cảnh cụ thể nảy sinh giữa các bên trong quá trình thanh toán quốc tế sẽ có nhiều loại thư tín dụng khác nhau để có thể lựa chọn loại thư tín dụng phù hợp nhất với từng yêu cầu thanh toán cụ thể.

Thư tín dụng hủy ngang (Revocable L/C)

Là một thư tín dụng mà sau khi được mở thì tổ chức nhập khẩu có thể sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho người hưởng lợi L/C.

Loại thư tín dụng này ít được sử dụng bởi vì L/C có thể hủy bỏ chỉ là một lời hứa không có cam kết đảm bảo một cách chắc chắn.

Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C)

Là loại thư tín dụng mà sau khi được mở thì ngân hàng mở L/C phải chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho tổ chức xuất khẩu và tổ chức nhập khẩu sẽ không được tự ý sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ những nội dung của L/C nếu không có sự đồng ý của tổ chức xuất khẩu.

Loại L/C không hủy ngang đảm bảo quyền lợi cho bên xuất khẩu và hiện nay đang được sử dụng phổ biến. Một điểm cần chú ý rằng nếu L/C không ghi là hủy hay không được hủy bỏ, thì nó đương nhiên được thừa nhận là không thể hủy bỏ.

Thư tín dụng trả dần (Defered L/C)

Là L/C trong đó quy định việc trả tiền làm nhiều lần cho người bán sẽ được thực hiện sau 1 thời gian nhất định kể từ ngày giao hàng (date of B/L) hoặc ngày xuất trình chứng từ (presentation date).

Theo L/C này, người bán giao hàng và xuất trình chứng từ như L/C quy định. Khi bộ chứng từ được NH xác định là hợp lệ, NH sẽ chấp nhận thanh toán và thực hiện việc trả tiền vào ngày đáo hạn như đã quy định, có thể trả 1 lần hoặc nhiều lần theo thỏa thuận.

Thư tín dụng trả chậm

Là loại thư tín dụng cho phép người mua trả chậm, thanh toán vào một thời điểm sau ngày L/C phát hành. Do đó, trên L/C có ghi rõ ngày thanh toán.

Gồm: Thư tín dụng trả chậm có xác nhận và Thư tín dụng trả chậm không có xác nhận.

  • Thư tín dụng trả chậm có xác nhận: cả ngân hàng phát hành và ngân hàng thông báo (có thể là ngân hàng xác nhận) chịu trách nhiệm thanh toán đối với người xuất khẩu.
  • Thư tín dụng trả chậm không có xác nhận: chỉ có ngân hàng phát hành chịu trách nhiệm thanh toán đối với người xuất khẩu. Ngân hàng thông báo không có nghĩa vụ thanh toán đối với người xuất khẩu.

Thư tín dụng dự phòng (Standby Letter of Credit)

Thư tín dụng dự phòng là một tín dụng chứng từ hay dàn xếp tương tự, thể hiện nghĩa vụ của ngân hàng phát hành tới người thụ hưởng trong một số trường hợp dự phòng.

Đây là phương tiện thanh toán thứ yếu, đảm bảo cho người thụ hưởng trong trường hợp nghĩa vụ không được thực hiện.

Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving Letter of Credit)

Thư tín dụng tuần hoàn là một cam kết từ phía ngân hàng phát hành phục hồi lại giá trị ban đầu của thư tín dụng sau khi nó đã được sử dụng. Số lần phục hồi và khoảng thời gian còn hiệu lực phải được quy định trong L/C.

Gồm:

  • Thư tín dụng tuần hoàn tích lũy
  • Thư tín dụng tuần hoàn không tích lũy

Thư tín dụng chuyển nhượng

Người thụ hưởng trong L/C chuyển nhượng có quyền yêu cầu ngân hàng của mình chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ tín dụng cho người thụ hưởng khác.

Người thụ hưởng trung gian có quyền thay thế hóa đơn của L/C chuyển nhượng bằng hóa đơn của mình.

Thư tín dụng đối ứng

Là loại L/C chỉ có hiệu lực khi có 1 L/C khác đối ứng với nó đã được phát hành. L/C này được sử dụng trong giao dịch hàng đổi hàng và gia công hàng xuất khẩu. Cả 2 bên đều là người mua, người bán của nhau.

Thư tín dụng giáp lưng

L/C giáp lưng là một tín dụng mới mở dựa trên cơ sở một thư tín dụng đã có – tín dụng không chuyển nhượng (tín dụng gốc) – cho một người thụ hưởng khác.

Đây là 1 L/C biệt lập được mở trên cơ sở của L/C gốc (cùng với điều kiện của L/C gốc) còn gọi là L/C thứ 2 trên cơ sở 1 L/C thứ nhất.

Thư tín dụng với điều khoản đỏ

Là loại thư tín dụng có điều khoản đặc biệt, trong đó người yêu cầu phát hành thư tín dụng thông qua ngân hàng phát hành đồng ý cho phép tổ chức xuất khẩu được quyền tháo khoán trước một số tiền nhất định trước khi họ xuất trình đầy đủ chứng từ hợp lệ theo đúng thời gian quy định.

Loại thư tín dụng này được sử dụng trong quan hệ mua bán giữa hai công ty mẹ-con, tài trợ cho người xuất khẩu để chuẩn bị hàng hóa.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI JAPANEXPRESS ĐỂ BIẾT THÊM CÁC THÔNG TIN CHI TIẾT NHÉ.

 

Rate this post