Phân loại hàng hóa nguy hiểm trong vận tải hàng không

hàng hóa nguy hiểm

Theo hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA thì có 9 nhóm hàng hóa nằm trong danh mục hàng hóa nguy hiểm cần phải lưu ý khi các nhà dịch vụ logistics thực hiện việc giao nhận vận chuyển hàng hóa theo đường hàng không. Vậy bạn đã biết gì về các nhóm hàng này chưa? Hãy cùng Japanexpress tìm hiểu thêm thông tin nhé!

Hàng hóa nguy hiểm là gì?

Hàng hóa nguy hiểm là loại hàng hóa có chứa những chất nguy hiểm trong quá trình chuyển phát. Loại hàng này có khả năng gây ra những nguy hại lớn cho tính mạng con người, cho môi trường, nguy hiểm hơn là an ninh quốc gia.

Từ khái niệm trên thì chúng ta có thể nhận thấy hàng hóa nguy hiểm cho hàng không khi:

  • Loại hàng đó có chứa những chất độc hại ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cũng như tính mạng của con người.
  • Loại hàng hóa đó gây ra những ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường, gây mất an ninh an toàn cho quốc gia.
  • Loại hàng hóa đó có chứa những chất gây nguy hiểm cho vận tải hàng không trong quá trình vận chuyển

Các nhóm hàng hóa nguy hiểm IATA cho vận tải hàng không

Căn cứ vào tính chất đặc chưng, hàng nguy hiểm vận chuyển bằng đường hàng không được phân loại thành 9 loại và được phân loại cụ thể hơn bằng các nhóm như sau:

Loại 1 – Chất nổ

Nhóm 1.1 – Các vật và chất có nguy cơ nổ lớn

Nhóm 1.2 – Các vật và chất có nguy cơ phóng lửa nhưng không có nguy cơ nổ lớn

Nhóm 1.3 – Các vật và chất có nguy cơ cháy và hoặc nguy cơ tạo áp lực hơi nhỏ hoặc nguy cơ phóng lửa nhỏ hoặc cả hai nhưng      không có nguy cơ nổ lớn

Nhóm 1.4 – Các vật và chất không có nguy cơ đáng kể

Nhóm 1.5 – Các chất rất kém nhạy, có nguy cơ nổ lớn

Nhóm 1.6 – Các chất cực kỳ kém nhạy, không có nguy cơ nổ lớn

Loại 2 – Chất khí

Nhóm 2.1 – Khí dễ cháy

Nhóm 2.2 – Khí không dễ cháy, không độc

Nhóm 2.3 – Khí độc

Loại 3 – Chất lỏng dễ cháy

Loại 4 – Chất rắn dễ cháy; các chất có khả năng tự bùng cháy; các chất khi tiếp xúc với nước, tỏa ra khí dễ cháy

Nhóm 4.1 – Chất rắn dễ cháy

Nhóm 4.2 – Các chất có thể tự bùng cháy

Nhóm 4.3 – Các chất khi tiếp xúc với nước, tỏa ra khí dễ cháy

Loại 5 – Chất ô-xy hóa và chất pe-rô-xit hữu cơ

Nhóm 5.1 – Chất ô-xy hóa

Nhóm 5.2 – Chất pe-rô-xit hữu cơ

Loại 6 – Chất độc và chất lây nhiễm

Nhóm 6.1 – Chất độc

Nhóm 6.2 – Chất lây nhiễm

Loại 7 – Vật liệu phóng xạ

Loại 8 – Chất ăn mòn

Loại 9 – Hàng nguy hiểm khác

Giới hạn vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường hàng không trên chuyến bay

Chất nổ

Tổng khối lượng tịnh không được vượt quá 250 kg.

Chất từ tính

Khối lượng vận chuyển dưới 2000kg khi đảm bảo các yêu cầu:

  • Đảm bảo các cực từ khi đóng gói phải đối diện nhau
  • Khi đóng gói có miếng che chắn hợp lý
  • Giảm tác dụng hướng từ nếu có thể đối với loại nam châm vĩnh cửu.

Xe máy

Ngoài các quy định của IATA thì bắt buộc phải:

  • Không được có xăng tại bình chứa
  • Tháo ắc quy ướt ra khỏi xe và thực hiện đóng gói riêng.
  • Cắt điện ra khỏi động cơ, bánh xe phải giảm áp suất

Vật liệu phóng xạ

Chỉ vận chuyển khi thuộc loại bao gói rỗng và loại A đóng gói. Chỉ số không được quá 3 mỗi kiện hàng và không quá 10 đối với tổng chỉ số vận chuyển mỗi chuyến bay.

Đá khô

Phải hạn chế số lượng đá khô trên mỗi hầm hàng. Không được xếp đá khô trên các hàng động vật sống và các động vật sống.

Một số lưu ý đối với hàng hóa nguy hiểm

Đóng Gói Hàng Nguy Hiểm

Hàng hoá nguy hiểm cần được đóng gói theo đúng số lượng và quy cách bao gói tuân thủ theo quy định trong chương 5 và 6 của IATA DGR. Lưu ý, đóng gói là yếu tố tối quan trọng để đảm bảo sự an toàn trong quá trình vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bằng đường hàng không.

Trong suốt quá trình vận chuyển, sự thay đổi độ cao, áp suất và nhiệt độ có thể khiến hàng hoá bị rò rỉ bên trong hộp đựng; đặc biệt là trong quá trình vận chuyển các chất khí hoặc chất lỏng. Vì thế, hàng hoá nguy hiểm không được phép đóng gói quá tỷ lệ 9/10 dung tích bình chứa đối với chất lỏng.

Bất kỳ kiện hàng nào có dấu hiệu rò rỉ hoặc cấu trúc không chắc chắn sẽ không được chấp nhận vận chuyển cho đến khi được đóng gói lại và bao gói mới đóng này phải hoàn toàn đảm bảo an toàn và phù hợp với Quy định Hàng nguy hiểm của IATA (IATA DGR).

Đánh Dấu Và Dán Nhãn.

Việc đánh dấu và dán nhãn đối với hàng hoá nguy hiểm cần tuân thủ theo đúng quy định của IATA DGR (chương 7 – Đánh dấu và dán nhãn). Bất kỳ kiện hàng nào không được đánh dấu và dán nhãn hợp lệ theo quy định hiện hành sẽ không được chấp nhận vận chuyển.

Tiếng Anh là ngôn ngữ được dùng để đánh dấu trên bao bì đóng gói ngoài của kiện hàng nguy hiểm và các kiện hàng nguy hiểm đóng gói chung (overpack). Trong trường hợp cụ thể yêu cầu đánh dấu bằng nhiều loại ngôn ngữ, tiếng Anh bắt buộc là một trong số ngôn ngữ được chọn.

Các nhãn hàng nguy hiểm phải bao gồm cả chữ thể hiện tính chất nguy hiểm bằng tiếng Anh. Trong trường hợp đặc biệt, yêu cầu sử dụng ngôn ngữ khác thì quy định này vẫn phải được tuân thủ.

Rate this post