Phân biệt mô hình dịch vụ 1 PL, 2 PL, 3PL, 4PL, 5PL

mô hình logistics

Nếu làm trong lĩnh vực Logistics, chắc hẳn ít nhiều, bạn đã từng nghe đến các mô hình dịch vụ 1PL, 2PL, 3PL, 4PL, 5PL. Ở Việt Nam, chúng ta mới được tiếp cận nhiều đến với mức 1PL, 2PL và 3PL, rất hiếm các doanh nghiệp có khả năng cung ứng tới dịch vụ 4PL hay 5PL.

Vậy các hình thức dịch vụ này khác nhau như thế nào? Cùng Japanexpress tìm hiểu chi tiết hơn thông qua bài viết dưới đây các bạn nhé

Mô hình dịch vụ Logistics của các doanh nghiệp tại Việt Nam?

Trong vòng vài năm trở lại đây, lĩnh vực Logistics của nước ta có sự tăng trưởng vượt bậc. Với việc đẩy mạnh giao thương kinh tế quốc tế khiến cho Logistics đang trở thành mảnh đất kinh doanh thu hút với nhiều doanh nghiệp.

Thống kê cho thấy, hiện tại, Việt Nam đang có hàng nghìn đơn vị cung cấp dịch vụ Logistics. Con số này tăng trưởng thêm hàng trăm và hàng nghìn đơn vị mỗi ngày.

Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp Logistics của Việt Nam đều là những doanh nghiệp nhỏ lẻ (chiếm khoảng 75 – 80%), chỉ cung cấp một hoặc một vài dịch vụ cơ bản trong cả chuỗi cung ứng hàng hóa.

Xét theo mức thang đánh giá, doanh nghiệp Logistics Việt hầu hết đang cung cấp các dịch vụ ở mức 1PL, 2PL và 3 PL.

Số lượng các doanh nghiệp có đủ cơ sở hạ tầng, nguồn lực và khả năng phát triển các dịch vụ 4PL chỉ đếm ở đầu ngón tay. Số lượng này càng ít hơn nếu như xét ở mức 5PL.

Vậy 1PL, 2PL, 3PL, 4PL, 5PL biểu thị những nấc thang như thế nào trong mô hình dịch vụ Logistics

1PL ( First Party Logistics – Logistics tự cấp)

Tất cả hoạt động logistics đều do chính doanh nghiệp tự tổ chức và thực hiện để từ việc sở hữu hàng hóa, lưu trữ và quản lý kho hàng, xử lý đơn hàng, đóng gói đến việc vận chuyển, giao hàng. Trong mô hình 1PL, doanh nghiệp phải tự mình đầu tư các trang thiết bị, công cụ như phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị bốc dỡ, sắp xếp,… cũng như đào tạo kỹ năng, chuyên môn cho nhân sự vận hành.

2PL (Second Party Logistics – Cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ hai)

2PL là hình thức thuê dịch vụ đơn lẻ từ một nhà cung cấp dịch vụ (bên thứ 2) mà ở đó, bên thứ 2 này chỉ đảm nhận một trong các loại hình dịch vụ như kho bãi hay vận chuyển, làm thủ tục hải quan,… và không chịu trách nhiệm về các hoạt động khác

3PL (Third Party Logistics – Cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ ba)

Nâng cao hơn so với mô hình 2PL, với 3PL Logistics, các đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ đóng vai trò thay mặt cho doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động Logistics (có thể là toàn bộ quá trình Logistics hoặc chỉ bao gồm một số các hoạt động nhất định).

Nếu như 2PL dừng lại ở các hoạt động đơn lẻ thì 3PL sẽ bao gồm một chuỗi các hoạt động kết nối với nhau, bao quát quá trình vận hành chuỗi cung ứng như: lưu kho, luân chuyển, thủ tục hải quan, đóng gói hàng hóa, …

4PL (Fourth Party Logistics – Logistics chuỗi phân phối)

4PL (Fourth Party Logistics) – Logistics chuỗi phân phối hay nhà cung cấp Logistics chủ đạo.

4PL là mô hình được phát triển trên nền tảng của mô hình 3PL. Công ty cung cấp dịch vụ 4PL sẽ quản lý các hoạt động logistics cũng như các hoạt động trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, nhà cung cấp 4Pl sẽ cung cấp thông tin chi tiết về quản lý về chiến lược về chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp.

5PL (5th Party Logistics – Logistics bên thứ năm)

5PL là một mô hình dịch vụ Logistics khá mới. Theo đó, đơn vị cung ứng dịch vụ sẽ kiểm soát toàn bộ các hoạt động trong cả chuỗi cung ứng (bao gồm tất cả các hoạt động 3PL, 4PL) thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin.

Mô hình này phát triển phổ biến nhất trong thị trường thương mại điện tử.

Rate this post