Hàng qua khu vực hải quan giám sát nhưng không lên được tàu ( Rớt tàu)

Nội Dung

Vào những mùa cao điểm như dịp tết hoặc ngày nghỉ dài hạn thì tình hình trên thị trường hầu hết các tàu đều full và shipper nhiều khi phải chịu cảnh rớt tàu ( hàng không lên tàu được mặc dù đã làm xong những thủ tục hải quan cần thiết). lỗi này có thể do shipper làm hàng không kịp hoặc đảm bảo an toàn nên hãng tàu bắt buộc phải cắt hàng. Hôm nay  nhận được câu hỏi này từ bạn đọc gởi về mục hỏi đáp của Japanexpress câu hỏi như sau :

Xử lý khi hàng bị rớt tàu
Xử lý khi hàng bị rớt tàu

Em có một trường hợp nhờ anh chị giải đáp giúp em;
Công ty em có một lô hàng xuất khẩu, tờ khai đã thông quan nhưng hàng tới cảng sau thời gian cut – off của hãng tàu. Sau đó bên em đã xin thêm thời gian và được đồng ý, hàng qua khu vực hải quan giám sát và có ký đóng dấu, tuy nhiên hôm sau hãng tàu báo hàng rớt lại cảng và để đi tuyến sau cách đó hơn 1 tuần.

Trường hợp này tờ khai bên em đã thông quan, đã đóng dấu hải quan giám sát trên bảng mã vạch cont, để cách xa ngày tàu chạy như vậy có vấn đề gì không? Lô hàng đó khi lên chuyến tàu sau có chịu sự quản lý của hải quan không/
Em cảm ơn!

Trả lời :


Cảm ơn bạn đã gởi cấu hỏi đến website, theo như câu hỏi của bạn thì có lẽ hàng của bạn đã làm không kịp do bạn đã thanh lý trễ hơn closing time do hãng tàu quy định. Mình cũng nói rõ thêm vấn đề là bạn đã xin được thời gian cắt máng ( closing-time) tuy nhiên sau đó rớt tàu điều này cũng có thể nguyên nhân là tàu đã đầy và kỹ thuật cân tàu ( đảm bảo tàu cân bằng khi ra biển ) do đó hãng tàu phải cắt bớt hàng. Trong một số trường hợp lô hàng làm trước closing time và thanh lý rồi nhưng vẫn co thể rớt hàng là bình thường!

Về câu hỏi của bạn, theo mình hiểu là hàng của bạn đã được thanh lý tại hải quan. Tuy nhiên điều bạn đang gặp vấn đề ở đây là hàng không được lên tàu và bị trễ một tuần cho chuyển tàu sau. Vì tàu sau sẽ thay đổi tên tàu và số chuyến ( Vessel/ Flight No) do đó bạn phải thanh lý lại. Bạn sắp xếp thời gian ra cảng xử lý sớm nhé. Vì tất cả tờ khai hải quan và vận đơn tàu sẽ phải thay đổi tên tàu và số chuyến. Việc này cũng không khác gì bạn phải làm lại một lô hàng mới bình thường. Các thủ tục bạn đã được hải quan đóng dấu sẽ không thay đổi gì và bạn cũng không chịu sự ràng buộc nào từ hải quan chỉ duy nhất là làm tờ khai cho phù hợp với tên tàu và số chuyển mới. Ngoài ra bạn có thể phải chịu phí ( Dem/Det) do hàng của bạn để ngoài cảng quá lâu hơn quy định.

4.9/5 - (1500 bình chọn)