Tìm hiểu về lệnh giao hàng (Delivery Order)

Lệnh giao hàng (D/O) là gì?

Lệnh giao hàng D/O hay còn gọi delivery order là chứng từ trong vận tải quốc tế. Chứng từ này do hãng vận tải phát hành cho chủ hàng hoặc shipper để trình lên cơ quan giám sát hàng hóa để có thể lấy hàng khỏi bãi hàng, container…

Trên D/O sẽ thể hiện ai là người đang giữ hàng và hàng sẽ giao cho ai – consignee. Chủ hàng muốn nhận được hàng bắt buộc phải có lệnh giao hàng từ hãng tàu gửi cho shipper.

mẫu lệnh giao hàng
 

Phân loại D/O

Phân biệt theo chủ thể phát hành D/O thì sẽ có 2 loại và D/O của hãng tàu phát hành và D/O của forwader:

  • D/O do forwarder phát hành:

Cũng giống như bản chất của D/O, lệnh giao hàng do shipper phát hành yêu cầu người giữ hàng phải giao hàng cho chủ hàng.

  • D/O do hãng tàu phát hành:

Lệnh giao hàng của hãng tàu phát hành nhằm yêu cầu người được chỉ định giao hàng cho người nào đó. Ví dụ là người A sẽ phải giao hàng cho người B. Thông thường mối quan hệ sẽ là hãng tàu yêu cầu phải giao hàng cho người giao nhận. Sau đó người giao nhận có trách nhiệm giao lại hàng đó cho khách hàng (doanh nghiệp nhập khẩu). Hoặc bên nhập khẩu đủ điều kiện nhận hàng là khi các thông tin trong hợp đồng và xuất trình D/O là có thể lấy hàng.

Khi nào cần D/O

Lệnh giao hàng được lấy sau khi tàu cập cảng. Về cơ bản, lấy D/O có thể diễn ra trước, sau. Hoặc song song với việc làm thủ tục hải quan vì nó độc lập với quy trình làm thủ tục hải quan.

  •  Đối với lô hàng nguyên (FCL): Thông thường sau khi tàu vào cảng phải khai thác ít nhất là 8 – 12h bạn mới xuống cảng đổi lệnh và lấy hàng được.
  • Đối với lô hàng lẻ (LCL): Thông thường phải mất 02 ngày để khai thác hàng về kho. Vì kho hàng còn phải làm thủ tục kéo container từ cảng về kho và khai thác từ container vào kho.

Các loại giấy tờ cần có để lấy được D/O

Sau khi nhận được B/L và giấy báo hàng đến từ hãng tàu và chuẩn bị đầy đủ các chứng từ sau rồi bạn đến hãng tàu hoặc FWD để lấy D/O:

  • Giấy giới thiệu
  • Thông báo hàng đến (photo)
  • Vận đơn (bản gốc)
  • Giấy tờ tùy thân của người được cử đi lấy lệnh…..

Việc lấy lệnh giao hàng và làm thủ tục hải quan hoàn toàn không liên quan đến nhau, doanh nghiệp cần sắp xếp thời gian để làm thủ tục hải quan xem lấy lệnh trước hay làm thông quan trước đều được tùy theo tình trạng hàng.

Quy trình lấy D/O

  • Bước 1: Delivery Order do hãng tàu/Forwarder cấp để consignee nhận hàng. Trước đó bạn sẽ nhận được giấy thông báo hàng đến (Arrival Notice) từ hãng tàu thông qua FWD.
  • Bước 2: Trong trường hợp lệnh nối. Sau khi nhận được B/L và giấy báo hàng đến từ hãng tàu. Để có được bộ chứng từ đầy đủ cùng với một vài giấy giới thiệu từ bên công ty khách hàng. Bạn sẽ sẽ đến hãng tàu hoặc đại lý giao nhận khác để lấy lệnh.
  • Bước 3: Đối với hợp đồng thanh toán bằng thư tín dụng (L/C). Khi đến hãng tàu nhận bộ lệnh giao hàng. Nhân viên phải mang vận đơn gốc có ký hậu của ngân hàng và giấy giới thiệu của công ty. Trường hợp nhận bộ lệnh giao hàng tại đại lý giao nhận khác, chỉ cần mang giấy giới thiệu. Sau đó thông báo hàng đến là có thể nhận bộ lệnh giao hàng.

Một số lưu ý cần quan tâm

  •  Khi chỉ cần D/O của forwarder cũng có thể nhận hàng: Khi forwarder ký tên trên lệnh giao hàng dưới cương vị là đại lý (AS AGENT) của hãng tàu. Thì mặc định lệnh giao hàng đó có hiệu lực như lệnh giao hàng của hãng tàu.
  •  Khi cần lệnh nối của feeder để nhận hàng: Trong trường hợp vận chuyển có sử dụng tàu phụ để chuyển tải hàng hóa. Doanh nghiệp cần thêm một lệnh nối của feeder nữa mới có thể nhận hàng. Lệnh nối này chỉ cần bản photo  mà không cần bản gốc. Doanh nghiệp phải yêu cầu forwarder cung cấp cho mình.

Như vậy, trên đây là các thông tin về lệnh giao hàng cũng như là quy tình để lấy D/O, nếu quý khách muốn biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của chúng tôi vui lòng liên hệ Japanexpress  hay Indochinapost nhé.

 

Rate this post