Tin Tức

QUY TRÌNH VÀ HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA (CO)

CO là gì?

Certificate of original – C/O là giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc hàng hóa do nước xuất khẩu cấp phát. Nó dùng để xác nhận là hàng hóa do nước đó sản xuất ra và phân phối trên thị trường xuất khẩu theo quy tắc xuất xứ.  Nhằm tạo thuận lợi cho hàng hóa khi nhập khẩu vào một quốc gia khác (nước nhập khẩu) về mặt thuế quan.

Trình tự các bước xin cấp CO

Các bước thực hiện trước khi xin cấp CO

  • Bước 1: Kiểm tra xem sản phẩm có xuất xứ thuần túy theo quy định phù hợp hay không. Nếu không, chuyển sang bước 2;
  • Bước 2: Xác định chính xác mã số HS của sản phẩm xuất khẩu (4 hoặc 6 số H.S đầu là cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa theo quy định);
  • Bước 3: Xác định nước nhập khẩu hàng hóa mà quốc gia đó có FTA với Việt Nam/ASEAN và/hoặc cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan GSP hay không. Nếu có, chuyển sang bước 4;
  • Bước 4: Kiểm tra xem sản phẩm xuất khẩu có thuộc danh mục các công đoạn chế biến đơn giản (không đầy đủ) hay không theo quy định phù hợp. Nếu có, sản phẩm đó sẽ không có xuất xứ theo quy định. Nếu không, chuyển tiếp sang bước 5.
  • Bước 5: So sách thuế suất để chọn mẫu C/O (nếu có) để đề nghị cấp nhằm đảm bảo hàng hóa xuất khẩu được hưởng mức ưu đãi thuế nhập khẩu thấp nhất;
  • Bước 6: Kiểm tra xem sản phẩm có đáp ứng quy định xuất xứ phù hợp hay không.

Thủ tục xin cấp CO

Bước 1: Đăng ký hồ sơ thương nhân với Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam

Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu tiên phải đăng ký hồ sơ thương nhân với cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chỉ được xem xét cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi đã đăng ký hồ sơ thương nhân đầy đủ và hợp lệ. Hồ sơ thương nhân bao gồm:

  • Đăng ký mẫu chữ ký của người đại diện theo pháp luật của thương nhân hoặc người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, ký Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và mẫu con dấu của thương nhân theo mẫu;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (có dấu sao y bản chính của thương nhân);
  • Danh Mục cơ sở sản xuất ra hàng hóa đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu có)

Bước 2: Nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận xuất cứ hàng hóa (cấp C/O)

Đối với thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu hoặc cho sản phẩm mới xuất khẩu lần đầu hoặc cho sản phẩm không cố định (có thay đổi về định mức số lượng, định mức trọng lượng, mã HS, trị giá và nguồn cung nguyên liệu đối với cả nguyên liệu đầu vào hoặc sản phẩm đầu ra mỗi lần cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa), hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa gồm:

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được kê khai hoàn chỉnh:
  2. Mẫu C/O

Mẫu Giáy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tương ứng đã được khai hoàn chỉnh

  1. Tờ khai xuất khẩu:

Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu không phải khai báo hải quan theo quy định của pháp luật không cần nộp bản sao tờ khai hải quan;

  1. Bản sao hóa đơn thương mại: (Commercial Invoice)

(đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);

  1. Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương: (Bill of Lading)

(Đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn. Thương nhân được xem xét không cần nộp chứng từ này trong trường hợp xuất khẩu hàng hóa có hình thức giao hàng không sử dụng vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải khác theo quy định của pháp luật hoặc thông lệ quốc tế;

  1. Bảng kê chi tiết hàng hóa xuất khẩu (Packing List)

Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ không ưu đãi theo

  1. Bản khai báo xuất xứ

Bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu có xuất xứ hoặc hàng hóa có xuất xứ được sản xuất trong nước theo quy định trong trường hợp nguyên liệu đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác.

  1. Bản sao Quy trình sản xuất hàng hóa

(Đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) giải trình các bước sản xuất thành sản phẩm cuối cùng.

  1. Các giấy tờ khác:

Trong trường hợp cần thiết, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất của thương nhân theo quy định; hoặc yêu cầu thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp bổ sung các chứng từ dưới dạng bản sao (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) như: Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất); hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu mua trong nước trong quá trình sản xuất); giấy phép xuất khẩu (nếu có); chứng từ, tài liệu cần thiết khác.

Thời hạn cấp CO

  • Thời hạn cấp C/O không quá ba (03) ngày làm việc kể từ thời điểm nộp Bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ;
  • Trong trường hợp cần thiết, Tổ chức cấp C/O cũng có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất. Nếu việc kiểm tra trên Bộ hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp. Hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với các C/O đã cấp trước đó. Kết quả kiểm tra này phải được ghi biên bản. Biên bản phải được cán bộ kiểm tra, Người đề nghị cấp C/O và/hoặc Người xuất khẩu ký. Trong trường hợp Người đề nghị cấp C/O và/hoặc Người xuất khẩu không ký vào biên bản. Cán bộ kiểm tra sẽ ký xác nhận sau khi nêu rõ lý do. Thời hạn cấp C/O đối với trường hợp này không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày Người đề nghị cấp nộp Bộ hồ sơ đầy đủ;
  • Trong mọi trường hợp, thời hạn xác minh không được làm cản trở việc giao hàng hoặc thanh toán của Người xuất khẩu, trừ khi ảnh hưởng này do lỗi của Người xuất khẩu

Trên đây là một số thông tin về thủ tục và hồ sơ đăng kí cấp CO, để hiểu rõ hơn về thông tin cũng như dịch vụ của chúng tôi quý khách vui lòng liên lạc với Japanexpress. Chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp thắc mắc của quý khách hàng.

Rate this post
Huyền Trân