Nhật Bản và những quy định khắt khe với nông sản nhập khẩu
Việt Nam và Nhật Bản là hai nước đã tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương do đó Nhật Bản sẽ xóa bỏ ngay thuế nhập khẩu đối với một số sản phẩm nông sản chủ lực của Việt Nam bao gồm: cà phê (rang, xay, hòa tan), tiêu, điều và các gia vị khác; một số loại rau hoa quả (hoa tươi, quả nhiệt đới, rau: hành, tỏi, nấm, dưa chuột), sản phẩm hoa quả chế biến, đóng hộp và nhiều mặt hàng sẽ được miễn thuế sau một vài năm tiếp theo. Đây là điều kiện thuận lợi và là cơ hội để Việt Nam xuất khẩu nông sản sang Nhật – Một thị trường cực kỳ tiềm năng.
Người Nhật Bản thường rất kỹ tính, người tiêu dùng tại đất nước này cũng đồng thời rất khắt khe và ngày càng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng và độ an toàn của thực phẩm nhập khẩu. Họ có sự nhạy cảm cao với những loại thực phẩm không đạt tiêu chuẩn vệ sinh và những sản phẩm không thể truy xuất nguồn gốc.
Nhứng quy định về tiêu chuẩn đối với nông sản nhập khẩu của người Nhật
Để đảm bảo tính an toàn và sự tin cậy của sản phẩm nông nghiệp ở Nhật Bản, tiêu chuẩn GAP (Good Agricultural Practice) được giới thiệu và áp dụng rộng khắp. Dẫu tiêu chuẩn GAP chưa đạt đến mức trở thành tiêu chuẩn mua hàng cho những nhà bán lẻ ở Nhật Bản, tuy nhiên nông sản nước ngoài sẽ có nhiều tiềm năng nhập khẩu vào Nhật Bản hơn nếu sản xuất đảm bảo tuân theo quy trình GAP.
Thêm vào đó, đối với mặt hàng thực phẩm chế biến, Nhật Bản đã giới thiệu HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point), một kĩ thuật kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm liên tục theo dõi và ghi lại những diễn biến nhằm phòng ngừa mối nguy hại vật lí, hóa học, sinh học trong quá trình sản xuất, từ khâu mua nguyên liệu đến sản xuất và giao hàng. Vì thế, những nhà sản xuất có thể chứng minh họ đã làm theo những giải pháp phòng ngừa vệ sinh dịch tễ cần thiết trong khâu sản xuất thực phẩm chế biến, thông qua quy trình HACCP, để có thể nhập khẩu thực phẩm chế biến vào Nhật Bản dễ dàng hơn.
Để được chấp thuận nhập khẩu, nhà sản xuất phải trả chi phí mời những cán bộ kiểm dịch Nhật Bản sang kiểm tra thực địa, và thời gian kiểm tra đôi khi có thể kéo dài đến vài năm.
Hình thức kiểm tra đối với nông sản nhập khẩu
Hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản có 3 loại kiểm tra: Kiểm tra bắt buộc, kiểm tra hướng dẫn và kiểm tra giám sát.
– Kiểm tra bắt buộc: Dựa trên luật an toàn vệ sinh thực phẩm, có danh sách các sản phẩm nông sản sẽ thực hiện kiểm tra bắt buộc khi nhập khẩu.
– Kiểm tra hướng dẫn: Cơ sở kiểm dịch sẽ xác nhận đơn vị nhập khẩu có thực hiện tốt trách nhiệm về an toàn vệ sinh thực phẩm không.
– Kiểm tra giám sát: Tại cơ sở kiểm dịch, hàng hóa không là đối tượng của kiểm tra bắt buộc thì với mục đích để nắm rõ tình trạng an toàn vệ sinh thực phẩm, căn cứ vào kế hoạch hàng năm mà tiến hành giám sát liên tục, thực hiện xác nhận tính an toàn thực phẩm hiệu quả cao.
Trường hợp có vi phạm về thuốc trừ sâu hay những vi phạm khác, thì sẽ tăng cường tần suất kiểm tra giám sát, nhằm xem xét có cần thiết cho vào loại kiểm tra bắt buộc hay không
Quy trình xuất khẩu nông sản sang Nhật
Bước 1
Kiểm tra chính sách xuất khẩu của Việt Nam và nhập khẩu bên Nhật Bản xem mặt hàng ấy đã được nhập khẩu vào Nhật Bản chưa. Việc này rất quan trọng và là tiền đề để thực hiện các bước sau. Các bạn cũng nên hỏi đối tác nhập khẩu xem cần yêu cầu gì ví dụ lượng dư thuốc bảo vệ thực vật, tồn dư phân bón, chiếu xạ, khử trùng… để bên phía Việt Nam đáp ứng.
Bước 2
Tiến hành ký kết hợp đồng mua bán và chuẩn bị hàng đạt yêu cầu, vệ sinh đóng gói hàng hóa xuất khẩu. Đối với thị trường Nhật Bản, ngoài yêu cầu cao về chất lượng thì còn có yêu cầu rất cao về mẫu mã, hình thức, ví dụ như size quả phải tương đương nhau, không được trầy xước hay thâm vỏ chẳng hạn.
Bước 3
Tiến hành làm thủ tục kiểm dịch trên công thông tin một cửa quốc gia đối với Nội Bài, Hải Phòng… nộp hồ sơ giấy đối với các cửa khẩu chưa áp dụng cơ chế 1 cửa. Hồ sơ kiểm dịch bao gồm:
– Giấy giới thiệu
– Đơn đăng ký kiểm dịch
– Invoice
– Packing list
– Hợp đồng thương mại
– Các giấy chứng nhận về tiêu chuẩn vùng trồng, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm (nếu có)
Đưa mẫu hàng hóa đến cơ quan kiểm dịch để tiến hành kiểm dịch, xử lý sản phẩm nếu cần.
Bước 4
Tiến hành làm thủ tục thông quan hải quan. Để hàng hóa được thông quan, ta cần làm thủ tục hải quan mới có thể xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản được. Hồ sơ thông quan hải quan theo khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC) bao gồm:
– Giấy giới thiệu
– Tờ khai hải quan
– Invoice
– Booking
– Hợp đồng thương mại (nếu có)
– Các giấy chứng nhận về tiêu chuẩn vùng trồng, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm (nếu có)
– Đăng ký kinh doanh (nếu có)
Một số lưu ý khi xuất khẩu hàng hóa, nông sản sang Nhật Bản
– Bạn cần hỏi rõ người nhập khẩu về các yêu cầu tiêu chuẩn của nước nhập khẩu hay có cần thêm mốt số giấy tờ khác không như: Chiếu xạ, Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin C/O), giấy hun trùng (Fumigation certificate), giấy chứng nhận kiểm dịch (Phytosanitary certificate), giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality/Quantity)…
– Cách thức đóng hàng và điều kiện bảo quản. Với đường air thì nhiệt độ bảo quan bao nhiêu, mà đi đường biển thì có thêm tiêu chí để thông gió như thế nào. Đóng hàng sao cho vận chuyển không bị dập nát, vỡ hàng để người nhận hàng nhận được hàng với điều kiện tốt nhất, chất lượng cao nhất.
– Các chi phí có thể do phát sinh tại Việt Nam và Nhật Bản như lưu cont lưu bãi, phí xử lý hàng hóa tại cảng, chi phí đóng gói, bảo quản lạnh…
LIÊN HỆ VỚI
JAPANEXPRESS .ĐỂ BIẾT THÊM TIN VÀ CHI TIẾT VỀ DỊCH CỤ MỘT CÁCH NHANH NHẤT NHÉ.